Đạo của sự học

Tôi tình cờ xem được một bài phỏng vấn của Jack Ma có đoạn nói về Career Path rất hay dành cho người trẻ:

20–30: hãy theo một người sếp giỏi, công ty tốt để học cách làm việc.
30–40: nếu muốn làm riêng, cứ thử—vẫn còn có thể thất bại.
40–50: nên làm điều mình giỏi.
50–60: tập trung truyền đạt, phát triển thế hệ sau.
60+: vui sống bên cháu chắt.

Khi ngẫm lại, tôi thấy mình may mắn vì ở mốc trước 30 đã từng có những “người thầy” tốt—dẫn dắt, khai mở, đồng thời được “thử lửa” ở những môi trường làm việc hội tụ các yếu tố giúp bản thân “leverage”. Đúc kết vài thứ đáng giá nhất mà tôi có được:

  • Tư duy hệ thống (System Thinking): hiểu logic vận hành của “thế giới”–hầnh vi khách hàng/thị trường/kĩ thuật để xây dựng sản phẩm có kiến trúc bền vững. Không vội “launch 🚀” khi chưa có bệ phóng đủ tốt.
  • Kỹ năng phản biện (Critical Thinking): vạn vật vốn “vô hình vô tướng”, thông tin luôn đa chiều nên đừng vội vàng phán xét—quyết đoán và hấp tấp khác nhau ở những khâu chuẩn bị (đặc biệt là những rủi ro hoạt động có yếu tố con người).
  • Kỹ năng lắng nghe và phản hồi (Listening and Feedback): là năng lực giúp đồng hành cùng người khác lâu dài và tiến xa.

Midlife crisis–Khủng hoảng tuổi 30

Tuổi này thường hay… hoang mang:

  • Làm nội dung chia sẻ/mở khóa học chia sẻ kiến thức hoặc tham gia các chương trình mentorship?
  • Khởi nghiệp với những ý tưởng mang “hoài bão”, ngớ ngẩn và thú vị?
  • Cày học thêm: AI, Data Analysis, Tài chính và Tâm lý học?

Chuyện đi dạy “sớm” ở mốc 30\

Trớ trêu là có những “bí kíp võ công” (từ sách, trên mạng và các diễn đàn miễn phí) vừa mới cầm trên tay, luyện được vài chiêu đã muốn chia sẻ ngay cho nóng hổi. Ngày nay, những cuốn bí kíp ấy được rút tỉa vô cùng ngắn gọn, dễ “scan” mì ăn liền qua một vài slide hay những post/bài viết medium (trái ngược với những cuốn sách dày khô khan nhiều chữ/nhiều chú giải và bài tập 😂). Điều này là dễ hiểu vì con người luôn thích shortcut, thích nhìn thấy output sớm, như chơi game thì muốn hack/cheat để lên level nhanh.

Tôi quan sát thấy nhiều bạn trẻ (và cả đồng trang lứa) trong ngành bắt đầu làm coach/mentor khá sớm. Đây là xu hướng tốt nếu xét trên góc độ học tập nhóm mà lại có cơ hội phát triển brand cá nhân và networking. Nhưng về lâu dài, điều này có thể tạo ra hệ quả không nhỏ đến thế hệ kế cận. Kiến thức bây giờ thì nhiều và đa dạng, dễ như tra từ điền mà không cần nhớ lâu và hiểu sâu. Điều đó có thúc đẩy nội tại có phát triển? Liên tưởng câu chuyện “học trò họ Mỗ” của Khổng Tử là một lời cảnh tỉnh: thừa thầy nhưng thiếu thợ.

Trước khi “làm thầy”, hãy “thượng đài” thật nhiều.

Bởi chỉ có thực chiến nhiều, ta mới biết bí kíp học được thực sự dùng được bao nhiêu, có còn hợp thời, hợp cảnh không. Tránh việc biến kiến thức sơ sài thành “lối tắt” nguy hiểm—khiến người khác (hoặc chính mình) rơi vào cảnh “Tàu hỏa nhập ma”—Dùng không đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ.

Tao of learning

Hai kiểu học—ngắn hạn và dài hạn

  • Học ngắn hạn (short-term leverage): Các khóa học online, chứng chỉ ngắn hạn, bootcamp/mentorship… giúp bạn “lên tay” nhanh ở Learning Phase. Dễ tiếp cận ngành, có nhiều ngoại lực thúc đẩy.
  • Học nền tảng (long-term compound): Học bài bản, học từ thầy giỏi, có người đồng hành cùng thực hành. Kiến thức này tạo được bệ phóng dài hạn—không chỉ giỏi hơn mà vững hơn, ít bị “cuốn” theo xu hướng tạm thời.

Cá nhân tôi từng trải qua cả hai kiểu trên, và nhận ra: chia sẻ cũng là một cách học—nhưng chỉ khi bạn biết rõ mình đang chia sẻ vì mục đích gì, vì ai, và tại sao. Khi ấy, chia sẻ không chỉ truyền cảm hứng mà còn truyền được chất.

Lifelong learning–Vòng lặp của sự học

Tôi thấy lời khuyên cho người trẻ của Jack Ma còn ngụ ý cho một vòng lặp “học-tập suốt đời”: từ học thầy, đi làm, khám phá chính mình, quay về chia sẻ. Như đường cong Dunning-Kruger – càng biết nhiều, càng thấy cần học nữa.

Kết luận, học nhiều râu mọc càng nhiều, khi nào dài quá thì nên đi “chia sẻ” 😉.