The art of listening and feedback

Trong giao tiếp đời sống hằng ngày cũng như công việc, phản hồi và lắng nghe là một hoạt động không thể thiếu để truyền đạt thông điệp lẫn nhau. Kĩ năng phản hồi và lắng nghe hiệu quả là vấn đề của mọi mối quan hệ, mọi kết quả tích cực hay tiêu cực đều nảy sinh từ đây. Attachment Theory đã giúp chúng ta hiểu rằng nhu cầu cảm xúc cơ bản nhất của con người bao gồm nhu cầu được lắng nghe và nhu cầu cảm thấy mình quan trọng đối với đối phương (Johnson, 2008).

Với trải nghiệm và quan sát của tôi trong công việc cũng như các cuộc hội thoại giao tiếp cuộc sống của bạn bè hay gia đình, hầu hết các cuộc hội thoại bị “đổ vỡ” do không nắm bắt được thông điệp của nhau cũng như cách truyền đạt vấn đề không hiệu quả đến đối phương.

Về mặt tâm lý học, người nghe sẽ muốn nghe những gì có ích, an toàn với bản thân nên sẽ có một “tấm khiên” phòng vệ trước những lời nói/ngữ điệu có tính gây tổn thương/đe doạ sự an toàn, tổn hại lòng tự trọng hay xấu hổ.

Listener Affect Grid

Nguồn: Listener Affect Grid

Dù cho những ý kiến phản hồi đó là “tốt” đi chăng nữa, tấm khiên tâm lý sẽ càng dày và cứng nếu người nghe bị dồn đến tình huống những tiêu cực như vậy. Điều này khiến tôi liên tưởng đến hiện tượng Chất lỏng phi Newton, tác động vật lý càng mạnh thì lớp phản hồi càng chắc.

Hãy trở thành người lắng nghe tích cực

  • Không bào chữa, hãy cố gắng trì hoãn sự phán xét.
  • Không ngắt lời người phản hồi, kiên nhẫn chờ họ kết thúc. Đừng cố gắng lắng nghe như là chờ đến lượt của mình.
  • Tập trung vào những gì đã biết, chưa biết và nghi vấn.
  • Hãy kể một câu chuyện.

Hãy là người phản hồi ân cần và thấu đáo

  • Không phán xét quan điểm đối phương.
  • Tránh tập trung quá mức vào tiểu tiết hay bắt bẻ câu chữ với sự liên quan không đáng kể đến quan điểm đối phương.
  • Phản hổi để tìm kiếm sự quan tâm và mục tiêu chung thay vì chỉ là sự đánh giá cá nhân, giãi bày cảm xúc hiện tại hoặc thể hiện kiến thức.