3 Eternal Gates Philosophy
Có 3 góc nhìn trong đạo học phương Đông khi xem xét vấn đề:
- Thế giới quan: thể hiện suy nghĩ, nhận thức, quan điểm của một người về cuộc sống. Cuộc sống ở đây bao gồm thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người với thế giới.
- Giá trị quan: thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá tổng thể của con người về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó xung quanh mình.
- Nhân sinh quan: thể hiện thái độ của con người về ý nghĩa cốt lõi và cơ bản của nhân sinh, thời thế.
Ngoài ra, Tam quan (Chinese: 三观) mang ý niệm triết học về “3 góc nhìn” của Phật giáo (theo phương pháp Thiền quán):
- Không môn (Empty Gate): Nhận biết được sự trống rỗng của bản thân để hiểu bản thân là trống rỗng. Quan sát sự trống rỗng của những người quan sát khác để hiểu họ là trống rỗng. Nhìn lại được bản chất, cảm nhận sự vật và hiện tượng từ trực giác, trí tuệ, chứ không phải thấy bằng suy luận hay ý thức.
- Vô tác môn (Release Gate): Quan sát những thứ tạo ra mù quáng và những thứ do mù quáng tạo ra. Quan sát sự mù quáng từ bên trong. Quan sát được sự giải thoát bởi Trí tuệ giác ngộ. Để đạt được sự giải thoát thực sự, con người cần phải từ bỏ được ham muốn, mong cầu trong cuộc sống.
- Vô vi môn (Wuway Gate): Là vô vi hay vô tướng. Hiểu được bất kỳ một sự vật, sự việc nào đều sẽ được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Nó không thể tồn tại một cách riêng biệt, không đầu không cuối, nó có thể thay đổi tùy theo yếu tố cấu thành nó, vì vậy nó là vô tướng, không có bất kỳ một hình dáng xác định nào. Ví dụ về Tờ giấy và Ngọn lửa.
Từ quan điểm triết học “Tam quan” đến Thiết kế sản phẩm
Để phát triển sản phẩm, dịch vụ, quy trình và chiến lược, tư duy như một nhà thiết kế đặt con người làm trọng tâm để thực sự đem đến trải nghiệm đột phá, giải quyết các vấn đề/thách thức trong đời sống.
Các vấn đề đặt ra:
- Hiện thực khách quan về thị trường cũng như sự thấu cảm với khách hàng là gì (Thế giới quan)? Phân tích thị trường (TAM/SAM/SOM) và đâu là nhu cầu nội tại cũng nhưng mong muốn khao khát của khách hàng mục tiêu.
- Đâu là cơ hội và thách thức (PnL)? Những giá trị trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng là gì?
- Lộ trình chuyển đổi trải nghiệm khách hàng thích ứng/phù hợp từ hiện tại đến tương lai.
Các thách thức về nhận thức của người làm sản phẩm:
- Quan điểm về hành vi và thói quen sử dụng của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều “Thiên kiến nhận thức”
- Sự không đồng đều về khả năng thấu cảm với người dùng giữa các stakholder.
- Sự thiếu sót về thu thập và phân tích dữ liệu quan sát (cũng như rơi vào các bẫy dữ liệu khi xử lý thông tin)
- Đánh giá nguồn lực và “Chọn điểm rơi” hiệu quả cho việc phát triển và release sản phẩm.
Sau cùng, vì vạn vật đều vô vi nên sản phẩm được làm ra sẽ biến đổi muôn hình vạn trạng theo thời gian nên cần liên tục quan sát dữ liệu đo lường sản phẩm để hiểu bản chất sản phẩm đang biến chuyển như nào (vận dụng Vô tác), từ đó có định hình/chiến lược sản phẩm phù hợp theo từng giai đoạn. Bạn hãy nhìn cách mà Facebook, Instagram thay đổi từng ngày để cảm nhận từ góc nhìn của triết lý này.
The Three Gates of Speech (by Rumi)
Is it true?
Is it necessary?
Is it kind?