Storytelling - Kể chuyện như một đứa trẻ

Chuyện của một đứa trẻ

Tôi có một đứa cháu lên 5 ở cái tuổi hay nghịch và thích “nói”. Chuyện khá bình thường và không có gì đáng bàn. Thi thoảng tôi có để ý đến những câu chuyện mà con bé kể, phát hiện ra có điều gì đó khiến mọi người xung quanh cảm thấy thú vị và điều đó làm tôi liên tưởng đến nhiều điều.


Ví dụ một câu chuyện gần đây con bé kể với tôi là,

    - Đêm qua con mơ thấy con và nhà con và nhà chú rất giàu
    - Thế con mơ giàu như nào (tôi hỏi với vẻ thích thú)
    - Con mơ thấy ngoài trời có một con mưa toàn là cục vàng, con và nhà chú ra hứng được rất nhiều vàng. Thế là trở thành giau
    - (Tôi cười).
  • Tại sao tôi lại thấy câu chuyện này thú vị?
  • Một câu chuyện đơn giản của trẻ con gồm những gì?

Tôi chợt liên tưởng ngay đến yếu tố kể chuyện (Storytelling) trong thiết kế trải nghiệm người dùng, thứ mà hàng ngày tôi vẫn thường làm và cần đến nó. Chợt nghĩ,công thức chung cho mọi câu chuyện “thành công” mà tôi hình dung trước đây liệu có xuất phát như là câu chuyện kể trên hay không.

Người dùng cũng yêu thích những câu chuyện

Stories are how we remember. We tend to forget bullet points (Robert McKee on HBR).

Chúng ta sẽ nhớ lâu những câu chuyện, bài thơ hay một ca khúc hơn là ghi nhớ những kiến thức khô khan được liệt kê trong một cuốn từ điển. Những thứ có tiết tấu và nhịp điệu sẽ giúp não bộ ghi nhớ một cách vô thức dễ dàng hơn, chẳng hạn một bài thơ. Một người dùng sẽ tiếp nhận và phản chiếu một nguồn thông tin, họ sẽ giải nghĩa chúng và nhận thức lại sự vật/sự việc (chuyển thành tri thức nội tại-vô thức).

Các nhân tố trong kể chuyện

Tương tự kĩ thuật kể chuyện của Aristotle, có 6 bước để xây dựng một câu chuyện về trải nghiệm người dùng như sau:

  1. Reason for your story
  2. Main character (hero)
  3. Start with a conflict
  4. Structure
  5. Creation of awareness
  6. Virality

Để thu hút thính giả, lý do mà người kể chuyện phải thật hấp dẫn, ở đây điểm chung là đi thẳng trực tiếp vào yếu tố người nghe được lợi gì (outcome) khi nghe câu chuyện này. Họ phải dành thời gian để nghe, và họ cần được thấy lợi ích từ câu chuyện đó với bản thân họ (đạt được cảm xúc, thoả mãn sự tò mò, khám phá thông tin, …).

Mấu chốt của mọi câu chuyện chính là những điểm mâu thuẫn. Con người thích nghe những điều lạ/dị thường, những thứ mà xung quanh họ không dễ dàng để thấy, để cảm nhận. Họ trông chờ và theo dõi cách mà người ta sẽ giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào, cái mà họ mong muốn đạt được mà ở thời điểm bắt đầu câu chuyện họ đã được hứa hẹn bởi người kể.

Kể chuyện như một đứa trẻ

Tôi rất ấn tượng với một câu nói rất thú vị trong phim Glass

Elijah Price (Mr Glass): You’re nine forever, right?

Hedwig: Yeah.

Elijah Price: That’s incredible. You can see the world the way it really is. Always. Kid who can never grow old.

Con người là loài động vật bậc cao có trí thông minh nhất trên hành tinh. Cũng chính vì lẽ đó mà loài người nhìn nhận thế giới một cách sâu sắc và tỉ mỉ nhất. Nhưng không phải ai cũng có cách nhìn giống nhau. Có quá nhiều bẫy thiên kiến trong mỗi chũng ta làm ngăn cản chúng ta nhìn nhận và đánh giá bản chất sự vật sự việc (điển hình như confirmation bias, Halo effect, …). Phải chăng chúng ta càng trưởng thành, càng dễ thiên kiến hơn. Khi thiết kế sản phẩm, tôi phải nỗ lực chống lại những thiên kiến này, đó là lý do tôi trăn trở việc đi tìm “công thức” chung kể trên với một cái nhìn bản chất nhất. Có lẽ, chỉ có những đứa trẻ không bị “gây nhiễu” bởi sự những thứ của người lớn mới giữ được cái nhìn / quan sát thế giới đúng đắn nhất.

Câu chuyện mà cháu gái tôi kể rất đơn giản. Bắt đầu bằng một thứ “khá hấp dẫn” với bất kì người nghe nào - ham muốn giàu có. Tuỳ từng mỗi người sẽ có những cách suy nghĩ về giàu có khác nhau, góc nhìn của người lớn sẽ phức tạp và rối rắm hơn về chuyện làm sao để giàu, ở đây ta muốn tò mò xem một đứa trẻ nghĩ sẽ “làm sao để giàu” ra sao. Và chúng ta ồ lên thừa nhận, sự giàu có là do ta tự định nghĩa, ta “mơ mộng” chứ bản chất, nó chỉ đơn giản là nhiều của cải, nhiều vật chất. Trẻ con nghĩ vàng là của cải, người lớn nghĩ là tiền/vàng, có người nghĩ là tri thức, là hạnh phúc …