The ultimate goal - Mục tiêu tối thượng


Công việc của tôi là thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design). Hằng ngày, tôi thường xuyên phải trao đổi, chia sẽ những ý tưởng và phân tích đánh giá những quan điểm của mình về hành vi, thói quen cũng như thấu cảm với suy nghĩ của khách hàng. Không giống với những công việc “to-do” (bạn có sẵn các danh mục công việc hàng ngày và lần lượt giải quyết chúng), công việc của tôi là một chuỗi công đoạn đi tìm và xử lý vấn đề: nhận định vấn đề, tìm ý tưởng giải quyết nó, lên kế hoạch để thực thi, thí nghiệm và kiểm tra, đo lường kết quả và cuối cùng là phát triển sản phẩm dựa trên những giả thuyết đó. —

Phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp đang áp dụng dựa trên Design ThinkingLean UX. Nguyên tắc cơ bản dựa trên việc chúng tôi phải lời 3 câu hỏi (3Ws):

  • WHO?
  • WHAT?
  • WOW?

Hay nói về “How” hơn là nói về 3Ws

Những chủ đề mà chúng tôi hay bàn luận và gặp phải là:

👉 Cái này các bước giải quyết là gì? Hỏi ai, nhờ ai (người đã từng gặp một vấn đề "tương tự") hướng dẫn?

👉 Cách làm này "work" được với ví dụ này, chúng ta nên áp dụng luôn.

👉 Chuyên gia A tư vấn là làm như thế này, không làm như thế kia.

👉 Ý tưởng này của tôi đơn giản hơn mà cũng cho ra được kết quả.

...

Kinh nghiệm xương máu của tôi khi đối diện những tình huống này là, ngừng lại 5 giây, tự hỏi mình: “Việc này đem lại cái gì nhỉ? Mục đích thực sự của ý này là gì?”. Khi làm sản phẩm, để hiểu rõ vấn đề, câu hỏi WHY vô cùng quan trọng, thế nhưng đặt câu hỏi như nào lại là một vấn đề.

Ham học hỏi không có nghĩa là hỏi nhiều, điều quan trọng là phải hỏi đúng. Khi hỏi đúng rồi tự khắc chúng ta sẽ có câu trả lời.

Trong cuốn “Think fast and slow” của Daniel Kahneman có đề cập con người chúng ta thường tồn tại 2 con người có 2 hệ thống tư duy khác biệt.

Con người 1 có xu hướng dùng bản năng, kinh nghiệm, và trực giác như một phản xạ để đánh giá và phân tích.

Con người thứ 2, thì sẽ dựa vào dữ liệu, sự thật, tai nghe mắt thấy để tư duy, trực giác hay cảm xúc là thứ yếu.

Thông thường để thực hiện cách tư duy theo con người thứ 2, chúng ta thường mất thời gian và dùng não rất nhiều để xử lý thông tin hơn. Chính vì thế hầu hết chúng ta có xu hướng sử dụng Con Người 1.

Bolat Duisenov

Tôi rất tâm đắc với ý này: Con người 1 có xu hướng dùng bản năng, kinh nghiệm và trực giác, hành động bằng vô thức (unconscious). Con người 2 dựa vào dữ liệu, sự thật tai nghe, mắt thấy. Vì để muốn mau chóng chúng ta thường tư duy theo kiểu con người 1, một cách vô thức để giải quyết vấn đề. Con người 2 thì đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, mất nhiều thời gian để suy xét, hành động bằng tiềm thức (conscious). Nghĩa rằng ta thường lựa chọn hoặc là dựa trên kinh nghiệm bản thân để suy đoán sớm, hoặc là “sao chép” từ những lời giải có sẵn, hoặc là đi tìm ngay sự tư vấn trực tiếp (nếu có).

Vậy khi nào thì dùng con người 1, khi nào thì dùng con người 2? Lặp lại việc hỏi Tại sao theo các câu trả lời đó nhiều lần sẽ giúp chúng ta lần mò đến ý đồ cuối cùng - the ultimate goal.

Ultimate goal - sợi dây liên kết những bộ não

Đằng sau mỗi hành động đều có một mục đích để làm động lực thôi thúc. Nếu không thể xác định được mục đích thực sự là gì thì những hành động của chúng ta chỉ đơn giản là thói quen, bản năng và trực giác, thiếu sở cứ chắc chắn khi muốn đào sâu và phân tích vấn để.

Goal levels

Visualize your goal setting as a hierarchy with multiple levels. Source

Nếu chúng ta có cùng tầm nhìn, dù chúng ta mỗi người một công một việc, đều sẽ cùng nhau lèo lái con thuyền tiến đến đích. Có thể nói đơn giản như sau, mục tiêu của chúng ta sẽ được chia nhỏ dần theo “độ dài” của tầm nhìn, hay ta thường chia thành 2 loại long-term và short-term (ngắn và dài hạn). Mục tiêu “xa nhất” chính là the ultimate goal-mục tiêu tối thượng. Vì vậy nếu những bộ não đang trong cùng “vùng quan sát” nếu cùng “tầm nhìn” thì sẽ kết nối được với nhau mà ta hay gọi là cùng chí hướng, cùng mục tiêu.

Tìm hiểu thêm về XY problem.

Vì vậy, ý kiến của tôi là chúng ta không nên làm những điều sau:

❌ Cái này các bước giải quyết là gì? Hỏi ai, nhờ ai (người đã từng gặp một vấn đề "tương tự") hướng dẫn?

❌ Cách làm này "work" được với ví dụ này, chúng ta nên áp dụng luôn.

❌ Chuyên gia A tư vấn là làm như thế này, không làm như thế kia.

❌ Ý tưởng này của tôi đơn giản hơn mà cũng cho ra được kết quả.

Chúng ta cần giải quyết vấn đề X, dùng 5 whys để tìm ra mục tiêu tối thượng là A, để giải quyết nó chúng ta phân rã thành các vấn đề nhỏ hơn A1, A2, A3, … Những mục tiêu nào thì hỏi chuyên gia tư vấn, mục tiêu nào tham khảo được các giải pháp tương tự.

Trình tự đúng, theo tôi nên là: Trao đổi sâu và thống nhất về việc phân rã các mục tiêu trước để trả lời 3Ws, cuối cùng mới thảo luận về “How”

Wise listeners - Người lắng nghe thông thái

Cần kiên nhẫn, lắng nghe để chia sẻ, nhờ đó các bộ não mới liên kết được với nhau. Tôi nghĩ việc đi trực tiếp vào hỏi “How” và trình bày “What” khi các bộ não chưa được liên kết sẽ khiến chúng ta nảy sinh xung đột, làm việc mà không có chung mục đích, làm theo sự chỉ bảo, cho xong việc.